Bạn có thể khảo sát điện trở và khảo sát các cách mắc mạch nguồn led một cách dễ dàng. Các kết quả đo sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về mạch nguồn led.
Có 3 cách đo mạch nguồn led
1. Tính trị của điện trở hạn dòng R bằng định luật Ôm
Trong mạch này dùng các linh kiện sau: led chiếu sáng, nguồn điện năng của pin, điện trở.
Tính trị của điện trở hạn dòng R bằng định luật Ôm
Trong mạch này, bạn luôn phải nhớ dùng điện trở định dòng làm việc cho led. Mức ghim của led thường là 2V (loại led siêu sáng là 3V), cần 10mA là đủ sáng. Khi mạch chạy, dùng luật Ôm để tính được trị của điện trở R.
Chú ý: Đừng cho led nối thẳng vào nguồn pin. Nếu không, không có điện trở hạn dòng, led sẽ bị cháy và hư tức khắc.
2. Khảo sát mạch nguồn led mắc nối tiếp
Các kết quả đo cho thấy:
* Điện áp của các led được cho cộng vào nhau.
* Do điện trở không thay đổi, nên dòng điện ở các nhánh có nhiều led sẽ giảm.
* Dòng cung cấp của nguồn pin bằng tổng các dòng qua các nhánh cộng lại.
Chú ý: Mắc led nối tiếp, bạn nhớ điều chỉnh điện trở để dòng điện (khoảng từ 5mA đến 10mA ) qua led đủ lớn cho đèn led phát sáng.
3. Khảo sát các Led vừa mắc nối tiếp vừa mắc song song
Các số liệu cho thấy:
* Các nhánh có led cùng loại, có số lượng đèn led bằng nhau mắc song song thì có dòng làm sáng led.
* Nhánh có số led nhiều hơn cần cần mức áp cao hơn mức ghim áp của nó. Nếu nhánh đó thiếu áp, không có dòng điện, nên các led không sáng.
Mắc nối tiếp rồi mắc song song, số led trên các nhánh phải bằng nhau
Chú ý: Bạn cần nhớ chỉ dùng cùng loại led cho mắc nối tiếp rồi mắc song song, số led trên các nhánh phải bằng nhau, lúc đó các nhánh này mới có dòng điện và led sẽ sáng .
Với 3 cách khảo sát mạch nguồn led trên, bạn đã ó thêm kiến thức mắc led cho công tác thí nghiệm hay trang trí của mình. Chúc các bạn tạo được những mạch nguồn led hiệu quả.