Có lẽ Mạch nguồn 5v dùng 7805 là mạch nguồn mà mọi người sử dụng nhiều nhất và thông dụng nhất.
Bởi ưu điểm của mạch nguồn 5v dùng 7805 là giá thành rẻ và dễ lắp ráp nhưng chỉ dùng cho board CPU. Tuy nhiên nó cũng có một số nhược điểm hạn chế như nhiệt sinh cao và dòng chịu không được cao. Dòng cao hơn thì phải sử dụng LM2576 hoặc là nguồn chuyên dụng như UBEC.
Có một số người mắc một điện trở nhiệt ở đường dây âm theo cách nguồn DC: cực + mắc luôn vào IN của 7805, cực âm mắc nối tiếp với một điện trở nhiệt rồi mắc vào GND của 7805 hoặc mắc ngược lại (điện trở mắc nối tiếp với cực +), trường hợp này mắc điện trở vào chân âm (chân giữa) thì điện áp ra sẽ được nâng lên >5v.Điều này là do điện trở này sẽ hạn chế dòng xả xuống mass của nguồn vào, còn mắc điện trở nối tiếp với cực dương và đầu còn lại mắc vào chân 1 của 7805 thì mình đã từng làm. Con trở này là con trở công suất không phải điện trở nhiệt. Giá trị của nó cũng nhỏ tầm 100 (om) đổ lại. Mục đích của nó là trở cầu chì, khi mạch bị quá dòng hay chập thì nó sẽ tự đứt để bảo vệ mạch phía sau. Mình hay dùng với nguồn đầu vào được cấp là +40V nên khi dùng 7805 ngoài dùng con trở này mình còn dùng thêm 1 con zener 33v ngay sau con trở này. Để khi nguồn có đột biến hoặc không sạch thì con 7805 vẫn sống. Cách này cũng không phải hay cho lắm nhưng với những mạch nguồn 5v dùng 7805 yêu cầu giá thành rẻ thì đành phải làm vậy.
Còn để tăng dòng cho nguồn 7805 mình thường dùng mạch có lắp thêm transistor.
Trên là cách mắc cơ bản mạch nguồn 5v dùng 7805 của dòng 78XX. Tuy nhiên đây chỉ là cách mắc theo lý thuyết, các bạn cần có một PCB và một tản nhiệt tốt, đồng thời tụ lọc đầu vào và đầu ra nhớ phải có thêm 1 cặp tụ 1000uF (VDC theo điện áp đầu vào và đầu ra).
Rất mong mọi người đóng góp để hoàn thiện hơn mạch nguồn 5v dùng 7805 áp dụng tốt vào thực tế.