Tất cả máy móc điện tử đều sử dụng nguồn điện áp xoay chiều là 220V tiêu chuẩn Nga và châu Âu. Tuy nhiên các mạch điện tử bên trong các thiết bị, máy móc này lại sử dụng nguồn một chiều với điện áp là 5V, 6V, 12V, 24V, 36V… Vậy làm thế nào để đổi nguồn từ 220V thành mạch nguồn 24V? Và tại sao phải đổi?
Vì sao phải đổi nguồn xoay chiều thành 1 chiều?
Các điện áp xoay chiều thường không ổn định, ví dụ như ở Việt Nam điện áp lưới danh định là 220V nhưng có thể dao động từ 150V cho đến 250V tùy từng thời điểm. Vì vậy, chuyển đổi nguồn 220V xoay chiều thành mạch nguồn 24V hay 12V, 5V… là việc làm cần thiết để duy trì tính ổn định của điện áp.
Các thông số kỹ thuật của nguồn 1 chiều
Điện áp đầu vào: Là dải điện áp cung cấp cho bo mạch mà vẫn đảm bảo hoạt động ổn định cho điện áp đầu ra.
Điện áp đầu ra: Là điện áp đưa ra cho dải tiêu thụ. Điện áp này càng ổn định thì chất lượng của bộ nguồn càng tốt.
Công suất của bộ nguồn: Mỗi bộ nguồn chỉ có một khả năng cung cấp 1 dòng điện giới hạn nào đó mà vẫn giữ dược ổn định điện áp đầu ra. Công suất càng lớn thì kích thước càng to và giá thành càng cao.
Hiệu suất của bộ nguồn: Hiệu suất cao thì bộ nguồn chế tạo càng khó và đắt tiền, nhưng đổi lại sẽ tiết kiệm điện năng và tỏa nhiệt ít.
2 mạch nguồn thông dụng
Mạch xung: Được chế tạo phức tạp với nhiều linh kiện, mang lại hiệu suất sử dụng cao, thường được dùng trong các thiết bị điện tử như sạc điện thoại, sạc máy tính, sạc xe đạp điện…
Nguồn tuyến tính: Thiết kế khá đơn giản song kích thước cồng kềnh. Bộ nguồn tuyến tính ít nhiễu cao tần, dễ chế tạo và sửa chữa, chất lượng nguồn điện đầu ra cao hơn nguồn xung.